1. Nhận yêu cầu thiết kế
- Nhận Phiếu yêu cầu thiết kế học liệu từ biên tập viên.
- Làm việc trực tiếp với biên tập viên khi nhận yêu cầu thiết kế để phác thảo ý tưởng, làm rõ hình dung của biên tập viên về học liệu.
- Vừa phác thảo vừa mô tả lại ý tưởng theo cách hiểu của mình, bằng từ ngữ của mình để đảm bảo biên tập viên thấy mình đã hiểu ý tưởng chưa.
- Cần hình dung toàn bộ vòng đời sản phẩm từ Sản xuất → phát cho trẻ → phụ huynh và trẻ làm sản phẩm → trẻ chơi với sản phẩm → trưng bày, cất sản phẩm…
- Mở sẵn 1 số file cần thiết: template thiết kế học liệu, các sản phẩm có thiết kế tương tự, hình ảnh các nhân vật chính… để dễ cho biên tập viên hình dung
Lưu ý:
- Thời gian cho bước này khoảng 10 – 15/phút cho mỗi sản phẩm
- Nếu có vấn đề lăn tăn, cần check luôn với biên tập viên tối đa có thể ở bước này; đảm bảo mình đã hiểu rõ về sản phẩm trước khi đi vào thiết kế. Nếu việc check không thực hiện ngay được mà phải lên freepik tìm asset thử, hoặc thiết kế thử trên illus… thì để check sau khi thiết kế sơ bộ
- Khi đã có kinh nghiệm hơn, cần đánh giá tính khả thi sơ bộ của sản phẩm ở bước này luôn
2. Thiết kế sơ bộ
Thiết kế nhanh 1 số options để biên tập viên duyệt. Nên sử dụng file template thiết kế học liệu và các file hỗ trợ khác.
- Bước 1 thường là phác thảo trên giấy. Còn bước này sẽ thiết kế trên máy. Mục tiêu của bước 2 là sau khi có thời gian tìm assets, lên bố cục thực tế trên phần mềm → hiểu rõ hơn về sản phẩm → có thêm câu hỏi mới, option cần chốt → check lại với biên tập 1 lần nữa.
- Bước này làm vừa đủ, lên 1 số option về bố cục, phong cách hình ảnh đủ để chốt chứ không làm quá chi tiết. (Options chỉ có ý nghĩa nếu mỗi option đều có điểm mạnh, điểu yếu rõ ràng. Còn toàn điểm yếu thì không phải là option)
1 số yếu tố cần chốt trong bước này
1. Bố cục
- Chi tiết và chính xác hơn, không phải bản phác thảo tay như lần 1
- Nếu có option về bố cục → đưa ra options, phân tích mạnh yếu và yêu cầu chốt option luôn thời điểm này
- Bao gồm – Bố cục tổng thể: Giấy khổ ngang hay khổ dọc, Logo, tên sản phẩm nằm ở đâu, nội dung hướng dẫn phụ huynh ở chỗ nào…
– Bố cục các thành phần thiết kế: Cụ thể trong phần hướng dẫn phụ huynh, thì tiêu đề ở đâu, nội dung căn trái hay căn giữa, Background xa hay gần, to hay bé, Nhân vật đứng ở đâu trong background, quay mặt, quay lưng, quay trái, quay phải…
2. Phong cách hình ảnh
- Đưa vào 1 số hình ảnh để lựa chọn phong cách hình ảnh nếu cần: Background dạng fantasy hay dạng khoa học viễn tưởng, dùng màu pastel hay màu rực rỡ, Nhân vật theo phong cách chibi hay tỉ lệ chuẩn, tô màu kiểu màu nước hay cel shading…
- Biên tập viên không phải thiết kế nên sẽ không thể nói cho mình là muốn kiểu cel shading hay pixel, mà sẽ chỉ lựa chọn trên options
3. Thiết kế chi tiết
Sau khi đã chốt được hướng thiết kế với biên tập viên ở bước trước, bước này tập trung hoàn thiện thiết kế của sản phẩm.
- Thiết kế hoàn thiện: Hoàn thiện thiết kế về mặt hình ảnh của sản phẩm. Nên hình dung trước về cách sản xuất để thiết kế cho phù hợp. Tuy nhiên, không cần cho bleed, cut mark… vào ở bước này vì thiết kế vẫn sẽ còn thay đổi.
- Làm sản phẩm mẫu: Có nhiều vấn đề khi thiết kế bắt buộc phải in ra làm thử mới biết (như chất liệu giấy, gấp, cắt giấy…). Nên liên tục in và làm sản phẩm mẫu nếu cần hình dung rõ hơn về sản phẩm và cách sử dụng sản phẩm trong thực tế. Ở bước này có thể thêm options để so sánh và chốt với biên tập viên. Options có thể về độ dày mỏng của giấy, khổ giấy, chất liệu giấy, cách sử dụng…
4. Chuẩn bị cho sản xuất
Sau khi được duyệt thiết kế, cần chuẩn bị sản phẩm sẵn sàng cho sản xuất, bao gồm:
1. Thiết kế cho in ấn:
- Bổ sung margin, bleed, cut mark… vào file thiết kế
- Tạo 1 file sản xuất, chỉ có đường cắt, đường cấn… để chuyển cho bên nhà in
2. Làm sản phẩm mẫu:
- Sản phẩm sẽ bàn giao cho học sinh: Sản phẩm sau khi được cắt, cấn… sẽ trông như thế nào. Cần in sản phẩm ra, dùng thước, dao để tạo đường cấn, đường cắt mẫu.
- Sản phẩm final sau khi học sinh làm: Sản phẩm sau khi học sinh làm xong sẽ trông như thế nào.
3. Xuất file cho in/sản xuất:
- 1 file thiết kế định dạng pdf
- 1 file ghi chú đường cắt, cấn
5. Chốt, duyệt thiết kế
Sử dụng Checklist đánh giá học liệu để chốt thiết kế học liệu.
- Sử dụng phần 1, 2 của checklist để check với Biên tập viên cho bước thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết.
- Sử dụng phần 3 của checklist để check với Team Sản xuất