1. Tìm kiếm ý tưởng sản phẩm

  1. Tìm ý tưởng trên mạng: Không nên chỉ tìm kiếm ý tưởng trên các trang như Google hay Bing mà cần suy nghĩ xem sản phẩm mình đang thiết kế có thể xuất hiện ở đâu.
    • Trên các trang tìm kiếm chung chung: Google, Bing, Goolge Image…
    • Các trang chia sẻ ý tưởng: Pinterest (chung chung), Behance (ý tưởng thiết kế), We are teachers, Teaching ideas, Twinkl (ý tưởng cho giáo viên), các trang web dành cho cha mẹ…
    • Các trang download tài nguyên: Envato Elements, Freepik, pngtree, thư viện vector
    • Các trang thương mại điện tử: Shopee, Lazada… để xem có sản phẩm nào tương tự đang được bán trên đó không.
  1. Lập nguồn tài liệu riêng để tham khảo
    • Thư viện cá nhân trên Pinterest: thỉnh thoảng lên Pinterest thấy gì hay thì lưu lại để dùng dần. Sản phẩm có thể chưa phù hợp với sản phẩm mình đang thiết kế nhưng có thể áp dụng ý tưởng được cho sản phẩm khác.
    • Lập thư viện sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc của các chương trình tương tự.
  1. 1 số câu hỏi nên tự hỏi khi tìm kiếm
    • Có sản phẩm nào tương tự không?
    • Có sản phẩm nào đang dùng cho lĩnh vực khác nhưng có thể phù hợp với mục đích của mình không?

2. Hình dung vòng đời sản phẩm

Trong quá trình thiết kế, người thiết kế phải hình dung xem sản phẩm này sẽ đến từ đâu (sản xuất), đi về đâu (vận chuyển), được sử dụng như thế nào (áp dụng)… do đây đều là các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc giáo cụ, học liệu có thực tế không, có khả thi không.

Đối với giáo cụ, có thể cần hình dung 1 số vấn đề sau

  1. Các vấn đề về sản xuất:
    • Đơn vị sản xuất
    • Phương thức, công nghệ sản xuất
    • Số lượng sản xuất tối thiểu là bao nhiêu
    • Chi phí sản xuất
  2. Các vấn đề về logistics:
    • Lưu trữ khi chưa bàn giao (tại kho NSX hay tại kho của mình), vận chuyển đến trường như thế nào, nhà trường lưu trữ ra sao, giao cho 1 kho chung hay giao cho trưởng khối, giao thẳng cho giáo viên.
    • Sử dụng: Hướng dẫn sử dụng, Cách lấy ra, cất đi. Hình dung cụ thể tình huống sử dụng trong lớp như thế nào.
    • Các vấn đề về bảo hành, duy trì: Đối tác phải bảo trì giáo cụ như thế nào. Nếu bảo hành thì ai bảo hành, chính sách bảo hành như thế nào
    • Lường trước các vấn đề có thể phát sinh

Đối với học liệu, cần hình dung 1 số vấn đề sau

  1. Tận dụng sản phẩm:
    • Chúng ta còn có thể làm gì nữa với sản phẩm này?
    • Về nhà phụ huynh sẽ làm gì với nó, trẻ làm gì với nó… 
  • Sản xuất: Tự làm, có thể mua sẵn, có thể thuê ngoài?

3. 1 số tips trong khi thiết kế

  • Khi thiết kế có quá nhiều vector gây nặng máy, có thể phóng to ra, xuất PNG (cỡ khoảng 1000 x 1000 mm) rồi embed lại vào để dùng. Chỉ áp dụng cho thiết kế học liệu (lên tờ A4), không dùng cho thiết kế quảng cáo