1. Thu âm
1. Tách thoại
- Đối với người đã thu quen rồi (anh Quốc, Tâm…): Không cần tách thoại mà cầm Mô tả chi tiết để đọc và thu âm luôn.
- Đối với diễn viên lồng tiếng bên ngoài, đặc biệt là trẻ em:
- Tách thoại của từng nhân vật, cho phần thoại của mỗi nhân vật lên 1 trang.
- Các câu thoại cách nhau rõ ràng, ghi chú rõ biểu cảm, âm điệu…
- Đưa mô tả chi tiết/thoại cho diễn viên lồng tiếng (voice actor)
2. Diễn viên thử thoại
- Diễn viên lồng tiếng đọc thử câu thoại trước khi thu để:
- Thử cảm xúc của câu thoại
- Đọc cho trôi chảy
- Chỉnh sửa nhanh câu thoại cho phù hợp với cảm xúc (Nếu cần)
3. Chuẩn bị không gian thu âm
- Đảm bảo không gian yên tĩnh, thông báo mọi người giữ trật tự (Nếu không gian quá ồn thì đổi không gian yên tĩnh hơn).
- Phòng không nên quá trống, quá bé để tránh tiếng vọng.
4. Thu âm
Sử dụng app Dolby On trên iPhone để thu. Chú ý:
- Dừng giữa mỗi câu nói
- Lấy hơi xong, dừng 1 chút mới nói
- Không lật giấy khi đang nói
- Điện thoại đặt song song với mặt khi thu. Không nói trực tiếp vào mic
Đối với diễn viên trẻ em
- Với trẻ chưa đọc tốt hoặc chưa thể hiện cảm xúc tốt, cần đọc mớm để trẻ đọc theo. Đọc mớm cả cảm xúc, âm điệu, tốc độ… trẻ chỉ cần bắt chước
- Lưu ý khi mình đọc mớm xong, chờ 1-2s trẻ mới đọc để không bị lẫn tiếng.
5. Nghe thử
- Trong quá trình thu âm, nếu thây lăn tăn, thu lại luôn câu vừa nói. Vì nghe thử luôn lúc thu âm thường không chính xác và mất thời gian hơn nhiều là thu lại luôn câu vừa nói.
- Cần nghe thử trong 1 số trường hợp sau
- Thu âm ở không gian mới và mình không chắc chắn là thu âm ở đây có ổn không
- Đã thu đi thu lại vài lần nhưng vẫn lăn tăn → cùng người lồng tiếng thu âm lại và cùng phân tích xem tại sao chưa ổn
- Người thu âm không phải là nhân viên công ty, phải đi thu âm ở ngoài, diễn viên là trẻ em, việc thu âm không thuận tiện, không phải cần 1 cái là ra gặp nhau thu được luôn → Cần check chất lượng bản thu
- Nên sử dụng tai nghe để check chất lượng bản thu. Cần có kinh nghiệm 1 chút để biết đoạn nào cần thu âm lại, đoạn nào có thể hơi lỗi nhưng vẫn dùng được ok, đoạn nào có thể sửa lại được và không cần thu lại.
- Nếu lăn tăn thì cứ thu lại
- Cần check
- Check xem có bị âm thanh bên ngoài ảnh hưởng không
- Có tròn vành rõ chữ không, có bị nói ngọng không
- Có khoảng nghỉ giữa các câu không
- Check âm lượng có bị nhỏ không
2. Sửa bản thu âm
2.1. Check file thu âm
Bỏ qua nếu đã check ở bước thu âm
- Có bị âm thanh bên ngoài ảnh hưởng không
- Có tròn vành rõ chữ không, có bị nói ngọng không
- Đã có khoảng nghỉ giữa các câu chưa
- Âm lượng có bị nhỏ không
2.2. Chỉnh sửa file thu âm = Audacity
- Convert file ghi âm sang file mp3 (nếu cần)
- Xử lý âm thanh: Xoá các đoạn không sử dụng được, kích tiếng, lọc tiếng ồn, lọc tiếng pop, xử lý 1 số lỗi thường gặp
- Tách thoại nhân vật theo từng câu của từng hoạt động
Các chức năng thường dùng:
- Solo: Trong trường hợp có nhiều file ghi âm trong 1 project, chọn Solo để chỉnh sửa từng file
- Change Tempo: Chỉnh file ghi âm nhanh hơn mà không làm tăng độ cao của tông giọng. Tối đa chỉ chỉnh nhanh hơn hoặc chậm hơn 15%.
- Noise Gate: Phần mềm Dolby On sẽ xử lý khá tốt tiếng ồn bình thường. Tuy nhiên có 1 số tiếng ồn (Như tiếng tích tắc của đồng hồ) không được tự động xử lý có thể giải quyết bằng noise gate. Chọn toàn bộ file âm thanh → Chọn menu Effects > Noise removal and repair > Noise Gate → Chỉnh Gate Threshold khoảng -30 → Apply
2.3. Xuất file, đặt tên theo mẫu
- Tạo thư mục chứa file thu âm của từng bài
- Xuất file từ Audacity vào thư mục trên Onedrive
- Kiểm tra thoại 1 lượt, đảm bảo đủ thoại theo mô tả chi tiết
- Cập nhật lên Discord để mọi người nắm được thông tin
Quy tắc đặt tên:
- Đối với thư mục và Project Audacity: TenKhoiSoBai > _LoiThoai. Ví dụ: Bài Lớn 1 → MGL01 > _LoiThoai
- File ghi âm: SoHoatDong > _NhanVat > _SoThoai
- VD: Hoạt động 1, nhân vật Su, lời thoại 1 → 01 > _Su > _01
- Chú ý: Tên nhân vật viết không dấu, không cách và viết hoa chữ cái đầu tiên VD: Bác Tôm → BacTom, Mẹ Su → MeSu, Người lùn → NguoiLun
Trong trường hợp 1 file ghi âm đã tách thành nhiều file nhỏ, chọn file muốn export sau đó vào phần Export > Export selected file > Đổi file format sang mp3 để xuất từng file
Quy tắc đặt tên cho file Tiểu học:
- Đối với thư mục của bài và Project Audacity: TenKhoi_SoBai. Ví dụ: Lớp 1, bài 20 -> L1_20
- Đối với thư mục hoạt động, lưu tên theo số hoạt động. Ví dụ: HĐ1, HĐ2,…
- File thu âm: Tên nhân vật_ Số thoại của nhân vật. Ví dụ: Mẹ Su, thoại số 10 -> MeSu_10 Mục 3.2: Xuất file:
2.4. Cân bằng tiếng
- Kéo toàn bộ file ghi âm của bài vào phần mềm MP3 Gain Express
- Chỉnh âm lượng thành 94db
- Tick vào Prevent Clipping
- Ấn Apply Gain để cân bằng tiếng. Phần mềm sẽ tự cân bằng tiếng trên file mp3 gốc.
Lưu ý: 1 số file như nhân vật nói đồng thanh vẫn sẽ bị to hơn nhiều so với các âm thanh khác dù đã cân bằng tiếng. Cần chỉnh riêng các file này. Ví dụ với file nói đồng thanh thì chỉnh âm lượng thành 89.
2.5. Chuyển định dạng file âm thanh
Âm thanh file .wav cần được chuyển về .mp3 để giảm dung lượng.
Trên máy Mac
- Mở phần mềm Converter to MP3.
- Kéo thả các file cần chuyển đổi vào cửa sổ phần mềm
- Cmd + a để chọn toàn bộ file được kéo vào
- Click vào nút Convert (có hình 2 mũi tên) và chờ 1 chút là xong
- Check xem có file bị lỗi không. Các file âm thanh dưới 1s (như tiếng ting, tiếng bip…) sẽ dễ bị lỗi, dung lượng sẽ hiển thị 0KB. Nếu lỗi, giữ nguyên định dạng .wav.
- Chuyển file mp3 vào Unity và xoá file wav.