1. Nhận yêu cầu thiết kế

  1. Nhận Phiếu yêu cầu thiết kế game từ biên tập viên.
  2. Lập trình viên và người thiết kế giao diện game làm việc trực tiếp với biên tập viên khi nhận yêu cầu thiết kế để phác thảo ý tưởng, làm rõ hình dung của biên tập viên về game.
    • Vừa phác thảo vừa mô tả lại ý tưởng theo cách hiểu của mình, bằng từ ngữ của mình để đảm bảo biên tập viên thấy mình đã hiểu ý tưởng chưa.
    • Cần hình dung game sẽ được sử dụng trong thực tế lớp học như thế nào: Giáo viên bật game → Hướng dẫn trẻ → Trẻ chơi → Giáo viên tổng kết…

Lưu ý:

  • Thời gian cho bước này khoảng 10 – 15/phút cho các game đơn giản
  • Nếu có vấn đề lăn tăn, cần check luôn với biên tập viên tối đa có thể ở bước này; đảm bảo mình đã hiểu rõ về sản phẩm trước khi đi vào thiết kế. Nếu việc check không thực hiện ngay được (vd không biết game có khả thi hay không) thì làm việc lại sau khi đã tìm hiểu
  • Khi đã có kinh nghiệm hơn, cần đánh giá tính khả thi, chi phí của game ở bước này luôn

2. Thiết kế gameflow và giao diện sơ bộ

  1. Thiết kế nhanh gameflow để biên tập viên duyệt. Nên sử dụng file template thiết kế game và các file hỗ trợ khác.
  2. Thiết kế game phức tạp hơn thiết kế học liệu nên bước này có thể không cần đưa ra option. Nếu gameflow do biên tập viên đề xuất chưa ổn thì mới đưa ra option cải tiến.
  • Bước 1 thường là phác thảo trên giấy. Còn bước này sẽ thiết kế trên máy. Mục tiêu của bước 2 là sau khi có thời gian tìm assets, lên bố cục thực tế trên phần mềm → hiểu rõ hơn về game → có thêm câu hỏi mới, option cần chốt → check lại với biên tập 1 lần nữa.
  • Bước này làm vừa đủ để thể hiện được rõ gameflow và giao diện, chứ không làm quá chi tiết.
1 số yếu tố cần chốt trong bước này

1. Gameflow

  • Chi tiết và chính xác hơn, không phải bản phác thảo tay như lần 1
  • Nếu có option về gameflow → đưa ra options, phân tích mạnh yếu và yêu cầu chốt option luôn thời điểm này
  • Gameflow phải khả thi

2. Giao diện

  • Phù hợp chơi trên bảng tương tác 80 inch và
  • Phù hợp chơi bằng bộ điều khiển game trên TV 50 inch. Trẻ ngồi cách TV khoảng 3m.

3. Phong cách hình ảnh

  • Đưa vào 1 số hình ảnh để lựa chọn phong cách hình ảnh nếu cần: Background dạng fantasy hay dạng khoa học viễn tưởng, dùng màu pastel hay màu rực rỡ, Nhân vật theo phong cách chibi hay tỉ lệ chuẩn, tô màu kiểu màu nước hay cel shading…
  • Biên tập viên không phải thiết kế nên sẽ không thể nói cho mình là muốn kiểu cel shading hay pixel, mà sẽ chỉ lựa chọn trên options

3. Thiết kế hoàn thiện

Sau khi đã chốt được gameflow và phong cách hình ảnh với biên tập viên ở bước 2, bước này tập trung hoàn thiện thiết kế của game, xuất assets để chuyển cho lập trình game.

  1. Thiết kế hoàn thiện: Hoàn thiện thiết kế về mặt hình ảnh của sản phẩm.
  2. Duyệt thiết kế dựa trên Checklist thiết kế giao diện game
  3. Xuất assets: Xuất hình ảnh đúng chuẩn và chuyển cho người lập trình game.

4. Lập trình game

Trường hợp tự làm

  1. Làm layout trong game
  2. Lập trình
  3. Push lên

Trường hợp thuê ngoài

  1. Làm mô tả game theo mẫu
  2. Tổng hợp assets: hình ảnh, VFX, SFX, voiceover…
  3. Chuyển mô tả game và assets cho freelancer
  4. Check tiến độ
  5. Nhận game do freelancer gửi lại và đưa vào phần mềm

5. Test Game

Test game để đảm bảo game:

  1. Hoạt động đúng và đủ như yêu cầu thiết kế
  2. Hoạt động tốt trên bảng tương tác và bộ điều khiển game
  3. Phù hợp để sử dụng trên nhiều kích thước màn hình khác nhau
  4. Game hoạt động được trên máy tính cấu hình yếu
  5. Giáo viên sử dụng game hiệu quả trên lớp
  6. Đạt được hiệu quả mong muốn trên trẻ